TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI VỚI NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

Bài viết của Vương Xuân Tình đăng trên Tạp chí Dân tộc học, Số 3, 2020.

Tóm tắt bài viết:

Từ khi Đổi mới (1986), Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (INGOs). Trong 63 tỉnh, thành phố được INGOs đầu tư, có 24 tỉnh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhận được 21% tổng số viện trợ của INGOs. Các dự án thuộc INGOs triển khai tại vùng này gồm nhiều hợp phần, song thường có hợp phần liên quan đến nâng cao năng lực ở các lĩnh vực: y tế, giáo dục, chăm sóc và bảo vệ nhóm yếu thế; hoạt động sinh kế; tổ chức, quản lý gia đình và phát triển cộng đồng. Hoạt động nâng cao năng lực của INGOs tác động tích cực đến phát triển nguồn nhân lực của các dân tộc thiểu số, thay đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện các quyền của nhóm yếu thế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người, xây dựng mô hình phát triển ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Song, hoạt động này cũng còn những hạn chế do nguồn vốn của INGOs hạn hẹp, có mô hình chưa phù hợp với điều kiện địa phương, sự quan liêu ở một số cán bộ của cơ quan đối tác.      

Từ khóa: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nâng cao năng lực, dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Việt Nam.

Toàn văn bài viết:

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài với nâng cao năng lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Leave a comment