QUAN HỆ TỘC NGƯỜI XUYÊN BIÊN GIỚI Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Đây là một chương của Vương Xuân Tình trong cuốn sách “Vietnamese Culture from the Perspective of Anthropology” (Văn hóa Việt Nam dưới tiếp cận của Nhân học”, xuất bản bằng tiếng Trung ở Đài Loan, năm 2024. Công trình sách này dựa trên kết quả của Hội thảo quốc tế cùng tên, do Khoa Văn học Đài Loan, Trung tâm Việt Nam học, Đại học Quốc gia Thành Công, Đài Loan và Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đồng tổ chức, ngày 27-28/5/2023 tại Đài Loan.

Tóm tắt bài viết:

Các tộc người thiểu số vùng miền núi phía Bắc Việt Nam có quan hệ xuyên biên giới từ rất lâu đời, dựa trên thiết chế địa phương vắt qua đường biên với nòng cốt là gia đình, dòng họ, đồng tộc và bạn bè. Mối quan hệ ấy càng được thúc đẩy trong bối cảnh đương đại khi Việt Nam, Trung Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thực hiện chính sách phát triển, hội nhập, thể hiện rõ nhất qua các dòng chảy về buôn bán, di cư lao động, hôn nhân và tội phạm xuyên biên giới. Tuy nhiên, ở vùng biên giới Việt – Trung, do sự chênh lệch về phát triển nên dòng chảy di cư lao động và hôn nhân diễn ra đơn tuyến, tức chủ yếu người Việt Nam sang lao động và phụ nữ Việt Nam lấy chồng ở Trung Quốc.

Từ khóa: Tộc người thiểu số, xuyên biên giới, miền núi phía Bắc, Việt Nam. 

Toàn văn bài viết bằng tiếng Trung:

         

Leave a comment