CƠM Ở VIỆT NAM: TỪ DINH DƯỠNG ĐẾN CHỨC NĂNG XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA

Bài viết này của Vương Xuân Tình đăng trên Tạp chí Văn hóa học, Số 2/2020.

Tóm tắt bài viết:

Sinh sống tại khu vực được coi là một trong những cái nôi của cây lúa, các tộc người ở Việt Nam dùng gạo làm nguồn lương thực chính và cơm là món rất quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Tùy theo vùng sinh thái, điều kiện thực tế và truyền thống văn hóa, các tộc người chế biến được nhiều loại cơm khác nhau. Dựa theo nguồn nguyên liệu, có các loại cơm tẻ, cơm tấm, cơm nếp, cơm độn, cơm hến; dựa theo cách chế biến, có cơm nấu, cơm đồ, cơm lam, cơm hấp lá sen, cơm niêu, cơm chiên, cơm nướng, cơm cháy… “Cơm ba bát, áo ba manh”, “Cơm tẻ, mẹ ruột” là những thành ngữ nói về vị thế dinh dưỡng của cơm trong đời sống con người. Cơm không chỉ là món ăn, mà còn được khái quát hóa thành bữa ăn. Bữa cơm là một yếu tố quan trọng để gắn kết các thành viên trong gia đình, cộng đồng và còn phản ánh điều kiện sống hay phân tầng xã hội (cơm thợ, cơm đồng, cơm đèn, cơm vua). Cơm cũng trở thành các biểu tượng văn hóa đặc sắc, như cơm là gốc của đời sống, biểu hiện của giàu sang hay hèn kém, và gắn với các ứng xử xã hội liên quan. Do có vị trí quan trọng trong đời sống nên cơm còn gắn với rất nhiều hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, như trong thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần linh, tang ma hay các nghi lễ khác.

Từ khóa: Cơm, tộc người, Việt Nam, chế biến, dinh dưỡng, xã hội, văn hóa.

Toàn văn bài viết:

Cơm ở Việt Nam_Từ dinh dưỡng đến chức năng xã hội và văn hóa

Leave a comment